Làng gốm Bát Tràng: Những thay đổi từ việc sử dụng gas trong sản xuất

Vài năm trở lại đây, láng gốm Bát Tràng (Gia Lâm – Hà Nội) đã sử dụng gas trong sản xuất thay cho phương pháp nung gốm bằng lò than truyền thống, từ đó cải thiện kinh tế người dân và giúp môi trường làng nghề thêm xanh, sạch. Cùng gaspetrolimex.vn khám phá mô hình phát triển làng nghề này qua thông tin dưới đây.

>> Tham khảo thêm: Một số lưu ý khi cho trẻ tập sử dụng bếp gas

Mô hình cũ – nhiều rủi ro, ô nhiễm môi trường

Bát Tràng là làng nghề gốm sứ nằm ven sông hồng với truyền thống gần 1.000 năm. Hàng năm, Bát Tràng tung ra thị trường hàng triệu sản phẩm gốm sứ. Sức sống của làng nghề ven đô ấy được gây dựng bởi hàng ngàn lò nung gốm, đốt than đêm ngày. Tuy nhiên, cách làm thủ công này đã khiến gần 2.000 hộ làm nghề gốm sứ ở Bát Tràng đối mặt với những rủi ro không mong muốn.

Làng gốm Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng

Cụ thể, trước năm 2000, và khoảng 1.000 lò đốt than, mỗi năm Bát Tràng tiêu thụ tới 70.000 tấn than và khoảng 100.000 tấn vật liệu sản xuất gốm sứ. Quá trình sản xuất này đã thải ra môi trường tới 130 tấn bụi/năm, 6.800 tấn tro sỉ/năm, 225 tấn đất vật liệu và than. Không chỉ vậy, môi trường làng nghề còn bị ô nhiễm nặng bởi các loại khí độc hại như CO, CO2, SO2, H2S,… Có thể thấy, lò nung gốm bằng than đã gây ra những tác động tiêu cực tới đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của người dân.

Mô hình mới – sử dụng gas thay vì than đốt lò

Bên cạnh những hậu quả về môi trường do lò nung than, người dân làm gốm còn đứng trước vấn đề chi phí đầu vào tăng cao do giá than tăng lên. Trước thực trạng đó, làng gốm Bát Tràng buộc phải thay đổi để bảo vệ môi trường, sức khỏe con người và tiếp tục phát triển kinh tế. Và giải pháp được đưa ra chính là sử dụng lò nung bằng gas.

Sử dụng gas trong nung sấy gốm

Sử dụng gas trong nung sấy gốm

Lò nung khí gas kiểu mới ít gây ô nhiễm, không tạo khói và tro bụi, ít gây bụi và chất thải. Đồng thời, lò nung mới cũng giảm đáng kể lượng sản phẩm bị hỏng, tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn lên tới 95%, cao hơn khoảng 30 – 50% so với lò đốt than kiểu cũ. Hiệu suất này có được là nhờ lò gas có khả năng duy trì nhiệt độ cao hơn và ổn định hơn so với lò cũ.

Có thể thấy, việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ lò nung gốm sử dụng gas đánh dấu một bước đột phá trong sản xuất gốm sứ của Bát Tràng, giúp khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy chi phí đầu tư ban đầu của lò nung gas cao hơn so với lò nung than nhưng về lâu dài sử dụng lò gas sẽ tiết kiệm hơn lò than nhiều (chi phí chuẩn bị lò, lương công nhân).

Hiện nay, hầu hết các hộ sản xuất gốm tại Bát Tràng đã ứng dụng công nghệ nung đốt gốm bằng lò gas thay vì lò than, giúp môi trường trong sạch hơn, chất lượng sản phẩm cao hơn. Và du khách cũng như người dân có thể nhận thấy sự thay da đổi thịt rõ ràng của môi trường tại làng gốm Bát Tràng.