Vụ rò rỉ khí gas lớn ở nhà máy hóa chất LG Polymer thuộc bang Andhra Pradesh (Ấn Độ) ngày 5/5 đã khiến nhiều người bất tỉnh trên đường và khoảng 1.000 người nhập viện. Tìm hiểu chi tiết qua thông tin được gaspetrolimex.vn chia sẻ dưới đây.
>> Tham khảo thêm: Phát hiện cơ sở sang chiết gas trái phép tại Bắc Giang
Hiện trường vụ rò rỉ khí gas
Sự cố rò rỉ khí gas xảy ra tại nhà máy hóa chất nằm ở thành phố cảng công nghiệp Visakhapatnam vào khoảng 2h30 ngày 5/5 (khoảng 4h Hà Nội). Khí gas bị rò rỉ từ 2 bể chứa 5.000 tấn do không được giám sát bởi lệnh phong tỏa để ngăn Covid-19 của Ấn Độ từ cuối tháng 3.
Vụ rò rỉ khí gas đã gây hậu quả khôn lường với ít nhất 5 người tử vong và 20 người đang trong tình trạng nguy kịch. Giới chức cũng cảnh báo số lượng người chết có thể tăng lên. Bên cạnh đó, có khoảng 1.000 người đã được đưa tới bệnh viện do ảnh hưởng của sự cố với các triệu chứng đau đầu, khó thở, nôn mửa, phát ban trên cơ thể và hoa mắt. Theo Indiatimes, có ít nhất 8 người chết và 5.000 người bị đổ bệnh do sự cố này. Đồng thời, vụ rò rỉ khí gas cũng gây hoảng loạn cho người dân trong bán kính 3km quanh hiện trường.
Giới chức cũng lo ngại nhiều người có thể đã bị bất tỉnh trong nhà nhưng chưa được phát hiện ra bởi sự cố xảy ra vào buổi sáng, có nhiều người đang ngủ. Giới chức đang nhanh chóng cho người kiểm tra các ngôi nhà để đưa bệnh nhân tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
Được biết, nhà máy hóa chất LG Polymers nằm ở ngoại ô Visakhapatnam – là nơi sinh sống của khoảng 5 triệu người.
Nhìn lại thảm họa rò rỉ khí gas đáng sợ của Ấn Độ năm 1984
Trước đó, Ấn Độ cũng đã chứng kiến một trong những thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất trong lịch sử. Cụ thể, vào tháng 12/1984, khí gas bị rò rỉ từ một nhà máy thuốc trừ sâu tọa lạc tại thành phố Bhopal. Đã có khoảng 3.500 người, chủ yếu là sinh sống ở các khu nhà xung quanh nhà máy, đã tử vong trong những ngày sau đó. Trong những năm tiếp theo, hàng nghìn người tử vong do ảnh hưởng của khí gas rò rỉ.
Đến ngày nay, con người vẫn tiếp tục chịu hậu quả của thảm kịch này. Theo thống kê của Chính phủ Ấn Độ, có ít nhất 100.000 người sống gần nhà máy đã mắc các bệnh mạn tính. Nhiều thế hệ trẻ em cũng mắc bệnh do mạch nước ngầm bị ô nhiễm và sữa mẹ có nhiều chất độc hại. Nhiều trẻ em bị dị tật màng bàn tay và bàn chân, chậm phát triển, hệ thống miễn dịch yếu, mắc các rối loạn bẩm sinh,… do khí gas ảnh hưởng tới người mẹ.
Bởi vậy, cần đặt tiêu chí an toàn lên cao nhất khi sử dụng gas trong gia đình và công nghiệp, hạn chế tối đa nguy cơ rò rỉ khí gas.