Canh cánh nỗi lo hỏa hoạn tại các chợ thời trang Hà Nội

Các chợ truyền thống tại Hà Nội kinh doanh mặt hàng thời trang như chợ Ngã Tư Sở (quận Đống Đa), chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm), chợ Nhà Xanh (quận Cầu Giấy,…) đều là những nơi tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn cao. Trong khi đó, các phương tiện chữa cháy ở đây lại khá sơ sài, hoen gỉ, không tem kiểm định hay bị vùi lấp bởi hàng hóa.

 

Canh cánh nỗi lo hỏa hoạn, cháy lan hàng hóa

 

Chợ Ngã Tư Sở đã từng xảy ra một vụ cháy vào cuối năm 2001, nguyên nhân được xác định là do chập điện. Dù đã qua gần 20 năm nhưng đến nay, nó vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều tiểu thương đang kinh doanh tại chợ này. Chợ Nhà Xanh cũng đã từng xảy ra một vụ hỏa hoạn vào năm 2013. Dù ngọn lửa được dập tắt kịp thời nhưng vẫn có nhiều ki ốt bán hàng bị cháy om, thiệt hại nặng nề.

 

Hỏa hoạn ở các chợ thời trang

Hỏa hoạn ở các chợ thời trang

 

Các khu chợ trên đều kinh doanh những mặt hàng dễ bắt lửa như quần áo, giày dép, túi xách,… Không những thế, khu vực bên trên trần ở các hành lang ki ốt đều phủ bạt. Bên cạnh đó, khu vực giữa các ki ốt là lối đi cho khách hàng, cần phải thông thoáng để phục vụ công tác chữa cháy, cứu hộ cứu nạn thì lại bị ken đặc bởi hàng hóa. Nhìn qua vô cùng tạm bợ, nhếch nhác và nếu hỏa hoạn xảy ra thì sẽ khó khống chế kịp thời, gây ra nhiều hậu quả không thể lường trước.

Một điểm nữa là tại các ki ốt bán hàng ở các chợ thời trang nói trên thường không trang bị bất cứ một phương tiện chữa cháy nào. Chỉ có một vài ki ốt được trang bị bình cứu hỏa hoen gỉ, không có phiếu kiểm định. Không chỉ vậy, bình cứu hỏa còn bị lấp đầy bởi hàng hóa, hộp chứa đựng phương tiện chữa cháy được tận dụng để hàng hóa hay đồ dùng sinh hoạt cá nhân,…

 

Quy định về thiết bị phòng cháy chữa cháy tại các khu chợ thời trang

 

Theo Điều 6 thuộc Nghị định 79/2014/NĐ-CP, các khu chợ có diện tích từ 300m2 trở lên phải đảm bảo các điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bao gồm: có quy định, nội quy, biển báo, biển cấm, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy, thoát nạn. Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt cần phải đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra, cần có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Đồng thời, phải có phương án chữa cháy, thoát nạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

 

Hỏa hoạn ở các chợ thời trang

Hỏa hoạn ở các chợ thời trang

 

Trước vấn đề nguy cơ hỏa hoạn tại các khu chợ thời trang, các đơn vị chức năng của từng địa bàn cần phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát về phòng cháy chữa cháy. Các cơ sở kinh doanh cũng cần phải chú ý tới vạch đỏ trên đồng hồ bình chữa cháy, khi kim chỉ về vạch đỏ tức là bình đã hết hạn, cần phải đổi ngay. Đồng thời, công tác tuyên truyền, trang bị các thiết bị, phương tiện chữa cháy cũng cần được đốc thúc thực hiện thường xuyên để các cơ sở, hộ kinh doanh nắm được.

Người dân cần chú ý tới những vấn đề trên để giảm tối đa nguy cơ hỏa hoạn cũng như thiệt hại không mong muốn do cháy nổ gây ra. Thông tin chi tiết quý khách có thể liên hệ hotline 0243 6789 888 – 0243 6789 999 để nghe tư vấn, giải đáp miễn phí.